Giá bán cây lan kim tuyến trên thế giới

Cây Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburglihayata) còn gọi là cây kim cương,lan gấm, mộc sơn thạch tùng, thuộc họ Orchidaceae, gồm bốn chi: Ludisia, Anoectochilus,Goodyera, Macodes và trên 50 loài (Ormerod Paul, 2005). Trong đó chi Anoectochilus có số loài phong phú nhất (30-40 loài) và loài có giá trị dược liệu và thương mại cao trên thế giới hiện nay là Anoectochilus formosanus Hayata….
Lan kim tuyến là cây gì?
Lan kim tuyến hay còn gọi là cây lan gấmkim tuyến liênmộc sơn thạch tùnglá gấm
Lan kim tuyến

Lan kim tuyến là loài địa lan thân bò rồi đứng, cao khoảng 20 cm, thân tròn, màu tím có nhiều nách. Chúng sinh sống trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500-1.600 mét. Cây ưa độ ẩm cao và ưa bóng râm, kỵ ánh sáng, yêu cầu đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí.  Lá trơn hình trứng hay hình ê líp, mặt trên màu xanh đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. Gân lá nhỏ màu vàng kim rất đẹp phân bổ như mạng nhện từ 5 chủ mạch gân chính nên gọi là Kim tuyến liên. Mùa Đông Xuân cây nở hoa màu trắng, nhụy hoa có lông.Hoa mọc thành từng cụm, với cụm hoa dài 10–15 cm, mang 5-10 hoa màu hồng phủ lông đỏ, dài 2,5 cm với cánh môi dài 1,5 cm mang 6-8 ria mỗi bên, đầu môi chẻ thành 2 thùy thuôn đầu tròn. Bầu dài 13 mm, có lông thưa.
Trước đây cây Lan kim tuyến trồng làm cây cảnh trong nhà, một số dân tộc thiểu số sử dụng lá lan gấm chữa các vết thương do rắn độc cắn. Nhưng hơn một thập niên trở lại đây, Đài Loan xem lan gấm là cây “Thuốc Vua” bởi tác dụng dược lý đa dạng của nó (Lin và Wu, 2007).
Tác dụng của Lan kim tuyến
Theo y học cổ truyền Đài Loan, A. formosanus Hayata tươi hoặc khô nấu nước uống trị các chứng bệnh đau ngực, đau bụng, tiểu đường, viêm thận, sốt, huyết áp cao, liệt dương, rối loạn gan, lá lách và chứng đau nhói ngực (Lin và Wu 2007). Người Trung Quốc cho rằng uống trà làm từ A. formosanus Hayata chữa các chứng bệnh gan và phổi. Đại học Công nghệ Y dược và Cao đẳng Y học Quốc gia Dương Minh Đài Loan đã sử dụng A. formosanus Hayata làm thuốc kháng viêm, hạ sốt, giảm suy nhược cơ thể và kháng virus cúm A. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện A. formosanus Hayata chứa hợp chất chuyển hoá arachidonic acid liên quan đến chức năng tim mạch. Dịch chiết A. formosanus Hayata có khả năng kháng virus, kháng sưng viêm và bảo vệ gan. Chiết xuất của cây A. formosanus khô có chứa 4-hydroxycinnamic acid, β-sitosterol, β-D-glucopyranosyloxy và butanoid glucosides acid (Takatsuki, S.,1992). Gần đây, một hợp chất 3(R)-3- β-D-glucopyranosyloxy butanolide tên là thương mại kinsenoside được chiết xuất từ A. formosanus và A. koshunensis chống tăng huyết áp hiệu quả (Takeshita,1995; Mark, 1990; Lin, 1993; Chan, 1994; Du, 1998, 2001). Hiện nay giá bán A. formosanus Hayata (cả thân, rễ, lá và hoa) trên thị trường thế giới là 300 USD /kg tươi và 3200 USD /kg khô. Nếu cây thu trong tự nhiên, giá bán cao hơn gấp 3 lần. .
Một số sản phẩm chế biến từ lan kim tuyến:
Cây Lan kim tuyến sau thu hoạch có thể xuất khẩu ở dạng thô, sản phẩm gồm thân, rễ và lá phơi khô xuất khẩu cho các nước chế biến trà dược, thực phẩm chức năng, thạch lan và đặc biệt là chiết xuất chất 3(R)-3- β-D-glucopyranosyloxy butanolide để từ A. formosanus vàA. koshunensis để sản xuất biệt dược kinsenoside chữa trị tăng huyết áp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-          Lin WC (2007) Study of health keeping effects of anoectochilus formosanus Hayata.Agriculture World. Vol. 288, 8-13.
-          Ling-Chin Chou and Doris Chi-Ning Chang (2003). Asymbiotic and symbiotic seed germination of Anoectochilus formosanus and        Haemaria discolor and their F1 hybrids, Department of Horticulture,     Nation Taiwan University, Bot. Bun. Acad. Sin. (2004) 5: 143-147.
-          Liu TS, Su HJ (1978). Anoectochilus formosanus Hayata, In Li HL, Huang TC, Koyama T, Devol CE (Eds), Flora of Taiwan, Epoch Publishing Co. Ltd, Taipei, Taiwan, 3: 874-876.
-          Ormerod Paul (2005). “Notulae Goodyerinae (II)”. Taiwania. Vol. 50 (1): 1–10.
-          Tsay CY (1997) Effects of Rhizoctonia spp. And temperature om the growth of plantanoectochilus formosanus Hayata. MSc. Thesis, Department of Horticulture. National Taiwan University 5, 23-27
-          Teuscher, H (1978). Erythrodes, Goodyera, Haemaria and Macodes, with Anoectochilus. Am. Orchid Soc. Bull. 47: 121-129.
-          Takeshita, T., H. Tago, M. Nakamura, S. Muraoka, and T. Yoshizawa (1995). Blood Sugar Regulator and Lipid Metabolism- Improving             Agent,             Japanese Patent Appl, No. 05246311, 1993, JP 0776522, JP 9576522
-          Takatsuki, S., J.D. Wang., T. Narui, and T. Okuyama, (1992). Studies on     the components of crude drug “Kim-soan-lian”, J. Jpn, Bot, 67: 121-123.
-          Wu KB (2007). The use and potential for Anoectochilus formosanus Hayata. Agricultre World. Vol.288, 14-19.
 >>> Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét