Lan kim tuyến chữa bệnh gì?

Lan kim tuyến hay còn gọi là lan gấm, kim tuyến liêncỏ nhung, lan kim tuyến sinh sống trên những triền núi đá vôi, bên ngoài thân và lá màu tím, trên mỗi chiếc lá có từ 3 đến 5 sọc dọc. Theo các tài liệu y học của thế giới, lan kim tuyến là loài cây thuốc rất đặc biệt có tác dụng tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh.
Lan kim tuyến- Thảo dược quý từ thiên nhiên

Sau đây là vài nét về Lan Kim Tuyến
Lan kim tuyến (Lan gấm)
Mô tả: Cây bò trên mặt đất cao 10-20 cm, phần non hơi có lông thưa. Lá hình trái xoan hay hình trứng, tròn ở gốc, phiến lá dài 3-4 cm, rộng 2-3 cm, mặt trên màu nâu thẫm có vệt vàng ở giữa và màu hồng nhạt trên các gân, mặt dưới màu nâu nhạt, cuống lá dài 1-2cm, ở gốc rộng ra thành bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dài 5-7 cm, mang 5-10 hoa màu hồng khá to (dài cỡ 2,5 cm). Cánh môi dài 15 mm, mang 6-8 ria mỗi bên, đầu môi chẻ đôi thành 2 thùy hình thuôn tròn đầu. Bầu dài 13 mm, có lông thưa.
Sinh học: Mùa hoa tháng 10-12. Tái sinh chủ yếu bằng chồi của thân rễ.
Nơi sống và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng núi đá vôi, nơi ẩm, dọc theo khe suối, ở độ cao 300-1000 m. Cây ưa bóng, kỵ ánh sáng trực tiếp.
Nơi mọc: Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Hà Giang (Quản Bạ), Yên Bái, Vĩnh phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Mỹ Đức: Chùa Hương), Quảng Trị (Đồng Chè), Kontum (Đắc Tô: Đắc Uy), Gia Lai (Kbang: Kon Hà Nừng),Lâm Đồng (Di Linh, Lạc Dương, Đơn Dương)Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), Ấn Độ, Lào, Inđônêxia.
Giá trị: Cây dùng làm thuốc chữa bệnh.
Tình trạng: Hiện loài lan dược liệu này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, vì chúng thường mọc rải rác mà số lượng ở từng nơi lại không nhiều và đang bị khai thác cạn kiệt (với hình thức khai thác chặt cả cây) để xuất qua biên giới sang Trung Quốc (dưới tên Kim tuyến). Mặt khác, khả năng tái sinh của loài này trong tự nhiên rất thấp, đặc biệt là những nơi môi trường sinh thái bị tàn phá.
Lan kim tuyến chữa bệnh gì?
Lan kim tuyến chữa bệnh gì?
Những nguồn tài liệu về y học của Đài loan cho thấy cây lan gấm lại là vị thuốc được coi là rất quý. Theo dược điển của Đài Loan thì cây lan kim tuyến có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông. Cây thuốc có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính.
- Toàn thân cây thuốc đều có thể chữa bệnh, chủ trị bệnh phổi, di tinh, xuất tinh sớm, yếu gan, yếu tỳ và các vết thương do rắn cắn; còn có tác dụng bổ máu, giải nhiệt (Tả Mộc Thuần).
- Lan kim tuyến có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, thanh huyết, bổ phổi, giải trừ u uất, thông trung khí, bồi dưỡng sức khỏe, chủ trị lục phủ ngũ tạng đẩy lùi tâm hỏa, nóng gan, bệnh phổi, thổ huyết, ho hen, đau ngực, đau lá lách, đau cuống họng, cao huyết áp, trẻ con chậm lớn, suy thận (Cam Vĩ Tùng).
- Hạ sốt, giải nhiệt, giải trừ u uất phiền muộn, trị ho khan, đau ngực, đau họng, sắc uống với nước đường (Lâm Minh Quyền).
- Người dân tộc miền núi (Đài Loan) thường dùng kim tuyến liên sắc uống để trị đau ruột, đau bụng, sốt cao, đắp bên ngoài để trị các chỗ sưng vết thương và chỗ bị rắn cắn (Sơn Điền Kim Trị).
- Thanh huyết, nhuận phổi, trị bệnh phổi: sắc uống với nước đường (Khưu Tải Phúc).
- Kim tuyến liên 20 phân, sắc uống với nước đường, có tác dụng thanh huyết, trị bệnh cao huyết áp (Diệp Hải Ba).
Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ cây tươi hay cây khô sắc uống. Liều lượng trung bình cho loại thuốc sắc trong 1 ngày là 20g tươi hoặc 5g khô. Sử dụng đắp ngoài toàn bộ cây tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi sưng đau.
Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc chữa bệnh từ cây lan kim tuyến:
-         Chữa ho khạc ra máu: lan kim tuyến 30g, mạch môn 25g, huyền sâm 20g, ngưu tất 15g, quyết minh tử 15g, hoài sơn 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 5 – 7 thang.
-         Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ: lan kim tuyến 25g, hoa thiên lý 10g, hoa nhài 12g, tâm sen 8g, mạch môn 15g, huyền sâm 10g, ngưu tất 8g, quyết minh tử 20g, hoài sơn 12g, cam thảo đất 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày. Cần uống 3 – 5 thang.
-         Chữa kém ăn: lan kim tuyến 25g, hoài sơn 10g, liên nhục 8g, sơn tra 6g, trần bì 5g, huyền sâm 20g, quyết minh tử 5g. Sắc lấy nước thuốc chia 3 lần uống trong ngày (ngày 1 thang), cần uống 5 – 7 thang liền.
Ở Việt Nam, cây lan kim tuyến ít có tài liệu nghiên cứu và ít dùng làm thuốc cho nên không tiêu thụ với lượng lớn ở Việt Nam. Với tác dụng chữa bệnh đa dạng, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng nên nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của cây thuốc này, tránh mất đi một dược liệu quý hiếm có lợi ích cho sức khỏe người bệnh.
Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét