Lan kim tuyến – Có lẽ cái tên này còn quá xa lạ đối với hầu hết mọi người nhưng đối với người dân Lâm Đồng đặc biệt là người dân ở: Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh thì cái tên lan kim tuyến rất quen thuộc đối với họ. Vậy thì lan kim tuyến là cây gì? Nó có tác dụng gì cho sức khoẻ không? Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại thảo dược quý hiếm này.
Lan kim tuyến là gì?
Lan kim tuyến là cây gì?
Lan kim tuyến hay còn gọi là cây lan gấm, kim tuyến liên, mộc sơn thạch tùng, lá gấm. Nó có tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Lan kim tuyến là loài địa lan thân bò, cao khoảng 20 cm, thân tròn, màu tím có nhiều nách. Chúng sinh sống trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500-1.600 mét. Cây ưa độ ẩm cao và ưa bóng râm, kỵ ánh sáng, yêu cầu đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí. Lá trơn hình trứng hay hình ê líp, mặt trên màu xanh đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. Gân lá nhỏ màu vàng kim rất đẹp phân bổ như mạng nhện từ 5 chủ mạch gân chính nên gọi là Kim tuyến liên. Mùa Đông Xuân cây nở hoa màu trắng, nhụy hoa có lông.Hoa mọc thành từng cụm, với cụm hoa dài 10–15 cm, mang 5-10 hoa màu hồng phủ lông đỏ, dài 2,5 cm với cánh môi dài 1,5 cm mang 6-8 ria mỗi bên, đầu môi chẻ thành 2 thùy thuôn đầu tròn. Bầu dài 13 mm, có lông thưa.
Lan kim tuyến có tại các vùng rừng già Lâm Đồng: Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh.
Trong y học, Lan kim tuyến được sử dụng làm thuốc trị lao phổi, ho do phế nhiệt, phong thấp, đau nhức khớp xương, chấn thương, viêm dạ dày mãn tính, viêm khí quản, viêm gan mãn tính, suy nhược thần kinh; giúp tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn.
Thành phần hoá học của lan kim tuyến
Thành phần hoá học của lan kim tuyến:
Thành phần hóa học của lan kim tuyến bao gồm các chất như quercetin, isoharmnetin-3-O-beta-D-glucopyranosid, kaempferol-3-O-beta-D-glucopyranosid, 5-hydroxy-3′-4′-7′-trimethoxyflavonol-3-O-beta-D-rutinosid và isorhamnetin-3-O-beta-D-rutinosid.
Với đặc tính quý giá về dược liệu, lan kim tuyến được thị trường thu mua với giá khá cao. Do số lượng ít, mọc rải rác và còn bị khai thác quá nhiều (với hình thức khai thác chặt cả cây) nên cây đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2007 theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP, xếp hạng EN A1a,c,d và bị cấm khai thác sử dụng mục đích thương mại.
>>> Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét